Bệnh thối mầm mang tính sinh lý
Bệnh thối mầm mang tính sinh lý là bệnh phát sinh do sự xâm hại của các loại phân bón, thuốc trừ sâu cũng như một số yếu tố ngoài môi trường tác động vào.
Biểu hiện chủ yếu của bệnh mang tính sinh lý là trong điều kiện không có mầm bệnh lây nhiễm thì trên gốc lan vốn đã có sẵn nhiều chồi mới rồi dần dần bị khô héo, cuối cùng thối đi. Nguyên nhân hình thành bệnh thối mầm ở gốc lan là do sự xâm hại của các loại phân bón, nước, các loại thuốc và các yếu tố môi trường bên ngoài.
- Ngăn sự xâm hại của nước, phân bón, các loại thuốc: Sau khi bón phân cần thường xuyên phun nước vì nồng độ phân bón quá cao hoặc do thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thông gió không tốt sẽ khiến cho tốc độ bốc hơi nước trong dung dịch thuốc xảy ra chậm nên đọng giữa các cụm lá làm tổn hại đến chồi lan. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là:
- Nơi trồng lan cần có biện pháp che mưa để chống nước mưa lắng đọng tạo thành nước úng xung quanh rễ lan.
- Bón phân hợp lý, phun thuốc, phun phân, nước cần tránh phun vào giữa gốc, đồng thời cần chú ý nồng độ thích hợp.
- Sau mỗi lần tưới nước, phân, thuốc thì cần mở cửa để tăng cường thông gió để thành phần nước trên gốc lan có thể bay hơi hết.
- Ngăn sự xâm hại của các yếu tố bên ngoài: Ngay từ khi tiến hành các thao tác chọn gốc, phân tách, thay bồn, vận chuyển, trồng trọt, cắt tỉa hoa, loại bỏ lá chết, giám định giống nếu không cẩn thận sẽ làm tổn thương chồi lan, tăng khả năng làm thối chồi lan. Do đó, cần tiến hành cẩn thận để đề phòng làm tổn hại đến chồi lan.
Xem thêm